Những điều cần biết về ngành Kỹ thuật Cơ khí
Kỹ thuật cơ khí là ngành then chốt trong sự phát triển kinh tế – xã hội của nhân loại. Đây là ngành tham gia vào các khâu từ máy móc vận hành cho đến dây chuyền sản xuất hoạt động dưới mặt đất, trên bề mặt biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ. Ngành Kỹ thuật cơ khí được đào tạo tại trường Chơi cờ vua online với chương trình tiên tiến, đem đến cho sinh viên nhiều cơ hội nghiên cứu, thực hành thực tế và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Kỹ thuật cơ khí từ lâu đã trở nên “hot” và thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích máy móc và đam mê khoa học kỹ thuật.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
1. Thông tin về ngành Kỹ thuật cơ khí
Kỹ thuật cơ khí là lĩnh vực rộng lớn, ứng dụng các nguyên lý cơ bản về toán học, vật lý, nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, tạo ra các loại máy móc, thiết bị, các vật dụng hữu ích. Sản phẩm của Kỹ thuật cơ khí được ứng trong mọi lĩnh vực như ô tô, tàu thủy, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt, làm lạnh, đồ dùng gia đình… Có thể nói Kỹ thuật cơ khí len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, mang lại những tiện nghi tốt nhất cho con người trong cuộc sống hiện đại.
Kỹ thuật cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí. Với nhiều người, công việc của ngành cơ khí luôn liên quan đến sắt thép, những việc gia công bằng tay như tiện, phay, hàn, bào… Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của công nghệ, công việc ngành cơ khí được chuyên môn hóa, nhiều công việc cơ khí mà người làm việc gần như không tham gia vào việc gia công bằng tay.
Kỹ sư cơ khí vận hành điều khiển máy móc, robot trong lĩnh vực sản xuất ô tô, sản xuất công nghiệp (Nguồn: Internet)
2. Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ khí được đào tạo những gì?
Ngoài khối kiến thức đại cương, ngành Kỹ thuật cơ khí trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng gia công, thiết kế, chế tạo, cải tiến sản phẩm cơ khí. Khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Cụ thể, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành sau:
- Vẽ kỹ thuật, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu;
- Nguyên lý – chi tiết máy, cơ học lưu chất, đồ án chi tiết máy;
- Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử;
- Kỹ thuật lập trình vi điều khiển, lập tình PLC và công nghệ Robot;
- Công nghệ gia công cơ khí, Công nghệ CAD/CAM/CNC;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm vẽ 2D, 3D như AutoCAD, Inventor, Solidworks phục vụ trong công tác thiết kế và gia công trên máy CNC;
- Lập trình và gia công chi tiết tiện, phay trên máy CNC;
- Phân tích được sơ đồ động và giải thích nguyên lý làm việc của các loại máy cắt kim loại thông dụng;
Trong quá trình học, sinh viên được tham gia thực tập tại nhà máy, xưởng sản xuất, công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế về ngành này cùng nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Sinh viên kỹ thuật cơ khí tham gia nghiên cứu chế tạo máy, thực hành thực tế tại xưởng thực tập (Nguồn: Internet)
3. Sự phát triển của ngành cơ khí và vai trò của kỹ sư cơ khí hiện đại
Trước đây, để gia công một sản phẩm, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc thủ công như máy tiện, phay, bào, hàn… Hiện nay, công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại (CNC), công việc của người thợ chỉ còn là lập trình gia công… Lập trình gia công là một công việc quan trọng khi thực hiện trên các máy gia công tự động CNC, các công việc trước đây như lấy vật liệu (phôi), tiện, phay đều được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình.
Công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí. Việc thiết kế cơ khí trên máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người kỹ sư cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD.
Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.
Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.
4. Sinh viên sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí?
Nhờ vào việc đào tạo nhiều phân ngành nhỏ nên kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp có thể đa nhiệm các ngành nghề từ ô tô, hàng không, robot và trí tuệ nhân tạo, hệ thống làm lạnh hoặc hệ thống nhiệt, máy công nghiệp…
- Với vai trò là kỹ thuật viên tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí, công ty xây dựng, các công việc sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm, bao gồm: lên bản vẽ; lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…; khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố; kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Với vai trò là chuyên viên văn phòng các công việc sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm, bao gồm: tư vấn, thiết kế, vẽ lập trình gia công máy CNC; thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra thiết bị cơ khí; quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không;
- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn có thể cung cấp các dịch vụ cơ khí, điện – điện tử, tự động hóa dân dụng và làm chủ các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật…
5. Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật cơ khí?
Sinh viên tốt nghiệp từ CTĐT ngành Kỹ thuật cơ khí có thể làm các công việc:
- Tổ chức điều hành, quản lý và trực tiếp đảm nhận công tác đăng kiểm kiểm định xe tại các Doanh nghiệp sản xuất ô tô, trung tâm đăng kiểm và kiểm định xe cơ giới.
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, bộ phận giám định kỹ thuật cơ khí và máy động lực, phòng kỹ thuật, phòng xúc tiến đầu tư của các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến lĩnh vực cơ khí động lực, cơ khí chế tạo.
- Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô – máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô.
- Chuyên viên kỹ thuật của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu chuyên ngành cơ khí ô tô, cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy.
- Trưởng ngành khai thác, bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị động lực trong doanh nghiệp; Trưởng garage, Trưởng chuyền lắp ráp, sản xuất máy móc thiết bị;
- Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện kỹ năng nghề cơ khí, công nghệ động lực cho các trường học, doanh nghiệp,…
Các phương thức xét tuyển ngành Kỹ thuật cơ khí
- Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
- Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.ipucum.net/xettuyentructuyen
3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực do Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2024.
XÉT TỔ HƠP MÔN
Toán, Vật lý, Hóa học | A00 |
Toán, Vật lý, Tiếng Anh | A01 |
Toán, Vật lý, Sinh học | A02 |
Toán, Vật lý, Ngữ văn | C01 |
Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng: ts.ipucum.net/xettuyentructuyen |
Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn: |
Thông tin liên hệ:
|